- Hệ thống lọc nước công nghiệp
- Hệ thống lọc nước gia đình
- Linh kiện lọc nước
- Vật liệu lọc nước
- Tin tức
- Giới thiệu
- Liên hệ
Than hoạt tính chính là kết tinh cuối cùng trong chuỗi quá trình nung và chưng khô các nguyên liệu hữu cơ như gỗ, xơ dừa, gáo dừa, tre,… với nhiệt độ rất cao (hơn 1000 độ C) ở điều kiện kỵ khí.
Than hoạt tính sở hữu cấu trúc xơ rỗng khá đặc biệt giúp tạo nên diện tích bề mặt rất lớn (từ 500 đến 2500 m2/g nếu tính theo đơn vị khối lượng) có khả năng hấp thụ cao. Nhờ vậy, than hoạt tính được sử dụng nhiều trong đời sống như một chất lý tưởng để lọc hút các loại hóa chất khác nhau.
Trong khi đó, than gáo dừa lại có cấu trúc phân tử cùng với cách ứng dụng hoàn toàn khác với than hoạt tính.
Nếu chỉ nhìn bằng mắt thường thì khó có thể phân biệt than hoạt tính gáo dừa là than nào, than gáo dừa là than nào, vả lại, không phải lúc nào người bán cũng trung thực để bán loại than đúng chất lượng thật. Vì thế, 3 mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp cho bạn rất nhiều trong việc chọn lựa và phân biệt than hoạt tính chất lượng và kém chất lượng.
Cách 1: Dùng nước thử than hoạt tính thật
Nhờ vào cấu trúc rỗng của than hoạt tính, ta có thể dễ dàng phân biệt được đâu là than hoạt tính và đâu là than gáo dừa bằng cách, bạn chỉ cần lấy một lượng than nhỏ mỗi loại rồi cho vào mỗi cốc nước trong, nếu thấy cốc nào xuất hiện hiện tượng sủi nhiều bọt khí thì đó chính là than hoạt tính, còn loại than thường sẽ không có hiện tượng sủi bọt.
Cách 2: Đốt để nhận biết than hoạt tính
Than hoạt tính vốn được chế tạo ở nhiệt độ rất cao, ít nhất là 1000 độ C, do đó, than hoạt tính sẽ không thể cháy ở những điều kiện nhiệt độ thông thường. Tuy nhiên, than gáo dừa thì lại chưa được trải qua quá trình hoạt hóa nên rất dễ cháy trong môi trường tiêu chuẩn. Có thể nói, đây chính là phương pháp đơn giản nhất mà bạn có thể dễ dàng thực hiện và phân biệt than hoạt tính khi mua.
Cách 3: Dùng điện để nhận biết than hoạt tính
Than hoạt tính là chất có khả năng dẫn điện, vì thế, bạn chỉ cần sử dụng một loại dụng cụ thiết bị thông mạch bất kỳ để thử. Nếu thấy đèn sáng thì đó chính là than hoạt tính, ngược lại là than thường (đèn không sáng).
Cách 4: Dựa vào khả năng lọc khí để phân loại than hoạt tính
Than hoạt tính có công dụng lọc khí rất hiệu quả, đặc biệt là những loại khí độc hại gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và môi trường. Cách thức nhận biết khá đơn giản. Những nguyên liệu bạn cần chuẩn bị bao gồm 1 viên đồng, 3 lọ thủy tinh, 2 nút bần, 1 nút bần có ống dẫn khí, 10ml dung dịch axit nitric đậm đặc, vài viên than hoạt tính và than thường. Quy trình thực hiện như sau:
Đầu tiên, bạn cho viên đồng vào 1 lọ thủy tinh rồi từ từ đổ dung dịch axit vào. Ngay lập tức, phản ứng hóa học xảy ra, sản phẩm là khí NO2 có màu nâu đỏ được tạo thành. Vì khí này nặng hơn không khí nên khó có thể thoát ra ngoài lọ thủy tinh. Tuy nhiên, khí có thể bị tràn ra khỏi lọ vì lượng khí tạo ra nhiều hơn mức bình thường, lúc đó, ta dùng nút bần có ống dẫn khí đậy lại lọ thủy tinh và nối ống dẫn với các lọ thủy tinh còn lại. Sau khi khí đã đầy ở cả hai lọ, bạn chỉ cần dùng nút bần để đậy kín, ngăn cho khí không thoát ra ngoài. Kế đến, lấy vài viên than hoạt tính và than thường, lần lượt cho vào 2 lọ thủy tinh có chứa khí NO2. Lọ nào viên than làm mất màu nâu đỏ của khí thì đó chính là lọ chứa than hoạt tính, còn lọ chứa than thường sẽ không xảy ra hiện tượng lọc khí.
Bạn nên lưu ý, phương pháp này chỉ nên thực hiện trong phòng thí nghiệm vì phản ứng này có thể làm bạn bị ngộ độc do khí NO2 hoặc gây bỏng nặng bởi axit nitric.
Cách 5: Dựa vào khả năng lọc nước để phân biệt than
Một trong những ứng dụng của than hoạt tính trong đời sống chính là khả năng lọc nước. Vì thế, bạn có thể phân biệt được than hoạt tính với than thường thông qua khả năng này. Để thực hiện phương pháp này, bạn cần chuẩn bị một vài vật dụng đơn giản bao gồm 2 cốc thủy tinh, 100ml nước màu (pha từ nước tinh khiết và màu thực phẩm), 1 thìa khuấy, bột than hoạt tính và than thường. Quy trình thực hiện như sau:
Đầu tiên, bạn cho nước màu lần lượt vào 2 cốc thủy tinh theo tỉ lệ 50:50. Sau đó, bỏ 1 thìa bột than hoạt tính và 1 thìa bột than thường vào 2 cốc này rồi dùng thìa khuấy đều và liên tục. Cốc nào chứa than làm mất màu nước thì đó chính là cốc có chứa than hoạt tính và ngược lại. Mẹo này khá dễ thực hiện tại nhà, không gây nguy hiểm đến tính mạng.
Cách 6: Dựa vào độ cứng của than
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng độ cứng của than hoạt tính khá ổn định nên ít khi bị vỡ. Vì thế, để phân biệt than hoạt tính và than thường, bạn lần lượt bẻ đôi hai viên than dưới cùng một lực nhất định, miếng than nào dễ vỡ hơn thì đó chính là than thường, trong khi đó, than hoạt tính lại khó bẻ gãy hơn rất nhiều.
Cách 7: Dựa vào các đặc điểm bên ngoài để tìm ra bột than hoạt tính thật
Có một sự thật là than hoạt tính khó mà có thể phân biệt được khi chỉ dựa vào đặc điểm bên ngoài, tuy nhiên, bạn có thể dễ dàng nhận ra đâu là than hoạt tính thật khi nó ở dạng bột. Thông thường, bột than hoạt tính chất lượng sẽ có màu đen óng ánh, khá mịn, hạt đều và khô, ngược lại, bột than thường lại có màu đen xì, không sáng, bột thô, đôi lúc hơi ướt và các hạt không đều nhau.
Cách 8: Dựa vào khả năng lọc chất cllorine có trong nước của than hoạt tính
Trong nước máy bạn sử dụng hằng ngày thường có chất chlorine, chất này được thêm vào nước với công dụng khử trùng. Tuy nhiên, mùi của chlorine gây nhiều khó chịu cho người tiêu dùng nên nhiều gia đình trong thành phố bắt đầu sử dụng các máy lọc nước hoặc các bình lọc nước có chứa than hoạt tính, nhằm khử chất chlorine. Bạn hoàn toàn có thể dựa vào ứng dụng này để nhận biết đâu là than hoạt tính thật bằng cách rất đơn giản, đó là nung nước máy lần lượt với cả than hoạt tính và than thường cho đến khi nước sôi. Sau đó, chắt phần nước đã nung vào hai cốc khác nhau. Cốc nước nào vẫn còn mùi của chất chlorine thì đó là than thường, và ngược lại, cốc nước nào không còn mùi chlorine thì đó chính là than hoạt tính.
Để được tư vấn thêm thông tin chi tiết về sản phẩm, Quý khách xin vui lòng liên hệ:
Công ty CP Đầu tư & Giải pháp AVINA
Sales: 0936 369 102 – Hotline: 0984 469 111 – Email: locnuocavina@gmail.com